Năm 1732, Chúa Nguyễn thứ bảy là Ninh Vương Nguyễn Phúc Trú đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là Dinh Long Hồ, Châu Định Viễn, tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Nhà Nguyễn thời đó rất đề cao Nho học, vai trò của Nho giáo trong xã hội được nâng lên tới hàng Quốc giáo, việc học tập được khuyến khích mở rộng, chế độ khoa cử rộng rãi tới tận phủ huyện. Ở vùng đất mới phương Nam cũng đã có 260 người thi đỗ cử nhân, trong đó Vĩnh Long có đến 56 vị. Tự hào hơn khi vị tiến sĩ đầu tiên của đất phương Nam là Phan Thanh Giản, một người con trung nghĩa của đất Vĩnh Long
Xem thêm: cho thuê xe 4 chỗ city giá rẻ nhất
Hôm nay khi đặt chân tới thăm miền đất trù phú nép mình bên đôi dòng sông Tiền, sông Hậu hiền hòa, chúng ta sẽ phải trầm trồ vì một diện mạo đổi mới hiện đại của mảnh đất này. Nhưng bên cạnh những hình ảnh tươi đẹp, hiện đại người dân Vĩnh Long vẫn tự hào giới thiệu cho bạn bè một địa chỉ quen thuộc, đại diện cho tinh hoa của vùng đất học, vùng đất sản sinh nhân tài: Khu Văn Thánh Miếu, một trong ba Quốc Tử giám đầu tiên của vùng đất phương Nam (cùng với Văn Thánh miếu Gia Định, Văn Thánh miếu Biên Hòa) tọa lạc trên đường Trần Phú thuộc phường 4, thành phố Vĩnh Long.
xem thêm: tour du lịch hạ long giá rẻ
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long do đại thần Phan Thanh Giản và đốc học Nguyễn Thông chủ trương xây dựng. Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 10 tháng 10 năm Giáp tý 1864 (đời Tự Đức thứ XVII), hoàn thành cuối năm Bính Dần 1866 theo lối kiến trúc thuần Việt. Đây vừa là nơi các sĩ tử tập trung ôn luyện đèn sách, vừa là tụ điểm hoạt động văn hóa đề cao các bậc tiền hiền và giáo dục lòng yêu nước, thắp sáng lên vùng đất này một tinh thần hiếu học bất diệt.
Xem thêm: cho thuê xe ôtô
Văn Thánh Miếu là biểu tượng cho cái gốc văn hóa của các tỉnh miền Tây Nam Bộ, lòng tự hào của con người tỉnh Vĩnh Long. Đây đã trở thành điểm sáng hun đúc nên tính hiếu học và lòng nhân ái của con người vùng đất này. Với niềm sùng kính của người dân Vĩnh Long nói riêng và đồng bào miền Tây Nam Bộ nói chung, dù trải qua nhiều biến đổi của thời gian, của lịch sử, Văn Thánh Miếu vẫn là điểm sáng rực rỡ cho tinh thần hiếu học, lòng trung hiếu và tình yêu quê hương bất diệt của con người nơi đây. Và tinh thần bất diệt đó sẽ còn được thắp sáng mãi tới muôn đời sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét